Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Ăn Ốc nói mò

Hosted by Cetrine.net galleries
Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên, rang đến nướng mọi, đút lò… với đủ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm, sả, gừng, húng quế, phô mai, bơ
Nếu món ốc miền Bắc phần nhiều được chế biến theo khuynh hướng cân bằng âm dương bằng cách hấp gừng, xào sả, lá chanh… như một món ăn chơi buổi chiều, buổi tối thì người Sài Gòn ăn ốc với nhiều cách chế biến và chú trọng vào gia vị hơn. Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn, từ hấp, luộc, xào, chiên, rang đến nướng mọi, đút lò… với đủ thứ gia vị như tỏi, hành, tiêu, ớt, rau răm, sả, gừng, húng quế, phô mai, bơ… và có thể bán cả ban ngày.Vào Sài Gòn bạn không thể không một lần thưởng thức các món ốc ở đây. Ốc Sài Gòn không những ngon mà còn đa dạng về thể loại, cách thức chế biến, lại luôn tươi ngon. Thú vui ăn ốc này “tiền mất” nhưng không “tật mang” nhé, thậm chí ngược lại còn là dịp để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu còn thiếu cho cơ thể nữa.Hãy lựa chọn cho mình những quán ốc có tiếng về chế biến ngon và phục vụ tốt trước khi đến Sài Gòn, để không thấy tiếc khi đến đây mà không được thưởng thức món ăn ngon, lạ và bổ này.

Một số quán ốc ngon, đa dạng món và phục vụ tốt ở Sài Gòn:

1. Quán ốc Hồ bơi Cộng Hòa, Tân Bình (368/750 CMT8-P5-Q.Tân Bình). Trên đường CMT8, bên hông hồ bơi CôngHòa có con hẻm, đi vào 50m có 2 quán nghêu sò ốc hến & hột vịt lộn chiên, từ ngoài CMT8 vào bỏ tiệm thứ 1, tiệm thứ 2 mới ngon. Quán rộng rãi, ngồi trên lầu.
2. Hương Phát Trần Hưng Đạo. Món ngon nhất và nổi tiếng nhất ở đây là món Nghêu hấp sả được hấp trong một cái thố mà vị nước được chế biến theo cách riêng, hoà quyện với nhau tạo nên một hương vị khó quên. Địa chỉ quán: 93 Bùi Hữu Nghĩa, P5, Q.5, TP. Hồ Chí Minh, ngã 4 Bùi Hữu Nghĩa - Trần Hưng Đạo (đi trên đường Trần Hưng Đạo theo hướng từ Q.1 về Q.5, đến ngã 4 thì quẹo trái vào khoảng 20 mét, quán nằm bên tay phải).

3. Ốc ở ngã tư Trần Huy Liệu và Huỳnh Văn Bánh.
4. Phố ăn uống đường Bà Hạt (chỉ có buổi tối).
5. Phố ăn ốc ở hẻm Trần Hưng Đạo (kế bên nhà Hàng Food Center, 393B Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho). Các loại thuỷ hải sản, hột vịt lộn (xào me, nướng mỡ hành, đậu phộng, xào tỏi…)giá khoảng 15- 40.000 đ/ đĩa
6. Quán ốc Bảo 16/47 Nguyễn Thiện Thuật.
7. Quán ốc Kỳ Đồng (ở góc đường Trương Định - Kỳ Đồng, quận 3) nổi danh với nước chấm sền sệt với vị cay nồng thơm mùi nước mắm tinh khiết, lại có hậu ngọt và một chút chua từ chanh càng thêm dậy mùi nổi tiếng khá ngon.


8. Quán Vân ốc bán vào buổi tối trên đường Phan Chu Chinh, Q1-dọc chợ Bến Thành. Giá cao thuộc hàng top nhưng lúc nào cũng đắt khách nhờ chất lượng cao, luôn tươi rói và ngon lành.9. Các món ốc xào me, ốc mỡ, càng cua, ghẹ... hải sản ở chợ Xã Tây, đoạn cuối của Nguyễn Trãi.10. Quán ốc gần bờ kè, từ Kỳ Đồng quẹo vào, giá khá mềm.11. Quán ốc Thành Long: Nằm trong con hẻm nhỏ đường Kỳ Đồng, quán ốc Thành Long khá đông khách, với đủ loại ốc khác nhau, giá cả cũng bình dân nên quán thường thu hút rất đông khách vào những buổi chiều tối.

12. Muốn ăn ốc bươu xào tiêu, nghêu hấp tiêu sả thì đến quán ốc Nguyễn Thị Minh Khai (đối diện bệnh viện Từ Dũ, quận 1)
13.Quán Ốc Việt: 237/50 Trần Văn Đang, phường 11, Quận 3
Bàn ghế tre mà mặt bàn bằng kiếng, bàn có một lỗ rộng, ăn ốc, nghêu có thể bỏ thẳng vỏ vào đó được được. Chén bát sạch sẽ . Ốc Việt có món chấm lạ, chấm vào vào ngọt như mắm đường mà ko có mắm, ăn rất ngon. Ấn tượng là món Ốc giác xào rau muống, ăn ngon tuyệt, đặc biệt là rất ít bột ngọt ( điều hay gặp ở quán khác) . Ngoài ra còn món sò dương xào bơ và sò dương xào rong biển nữa, ăn lạ và chất lượng. Bình quân mỗi món 25 – 40.000 đ

14. Quán Ốc Phước: 220/32 Lê Văn Sỹ, Quận 3. Với hai món ốc dừa xào bơ cay, ốc len xào dừa khá ngon và độc đáo.15.Ốc Như (ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Thiện Thuật, quận 3) ngon nhờ khẩu vị ngọt và béo.16.Ốc Đào (hẻm 212 Nguyễn Trãi, quận 1), bán ban ngày, rất nhiều người ăn vì sự nghịch giờ này, và chất lượng cũng ngon.


Ngoài ra còn có không ít những phố ốc, xóm ốc như hẻm ốc Trần Hưng Đạo (quận 1), xóm ốc Sinh viên (Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh), ốc Xóm Chiếu (quận 4), xóm ốc Cao Thắng (quận 3), làng ốc bờ kè kéo dài suốt từ đường Đinh Tiên Hoàng đến tận Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa...
Ốc ngon mà lại bổ nên không vì lý do gì để khi đến Sài Gòn lại không thưởng thức một nét văn hóa ẩm thực bình dân mà độc đáo như thế này.

ỐC SÀI GÒN !
Nếu xếp hạng các món ăn phổ biến nhất Sài Gòn thì ốc có lẽ là đề cử số một . Không chỉ len lỏi trong từng con hẻm nhỏ mà ngoài đường lớn vẫn không khó tìm ra một quán ốc để dừng chân . Nghêu , sò , ốc , hến tưởng chừng là món dân dã , ăn khi lỡ bữa cho vui lại tạo thành một nét văn hóa ẩm thực riêng của người Sài Gòn hiện nay .

Quán ốc là từ gọi chung , bởi ở đó còn có nhiều loại hải sản khác . Rủ nhau đi ăn ốc cũng là để thưởng thức một thế giới nhuyễn thể thân mềm và giáp xác phong phú , từ nghêu , sò , ốc , hến , đến cua , ghẹ , mực , tôm , thậm chí cả trứng vịt lộn . Nếu món ốc miền Bắc phần nhiều được chế biến theo khuynh hướng cân bằng âm dương bằng cách hấp gừng , tần thuốc bắc , xào sả , lá chanh … như một món ăn chơi buổi chiều dân dã thì người Sài Gòn ăn ốc “ hoành tráng ” hơn . Có đủ cách chế biến để món ốc luôn hấp dẫn , từ hấp , luộc , xào , chiên , rang đến nướng , đút lò … với đủ thứ gia vị như tỏi , hành , tiêu , ớt , rau răm , sả , gừng , húng quế , phô mai , trứng cút , rau muống … Muốn ăn béo đã có ốc len xào dừa , ốc dừa xào bơ , sò điệp nướng phô mai . Ăn khô chọn ốc nướng mọi như ốc hương , ốc đỏ , ốc nhung , ốc bông , ốc tỏi hoặc càng ghẹ rang muối , ăn đến đỏ bừng miệng , bỏng lưỡi vì cay mà vẫn không muốn ngừng . Các món nướng mỡ hành như sò lông , sò điệp , chem chép , sò dương , sò lụa … thơm mùi hành lá xào qua mỡ luôn được các thực khách ưu tiên lựa chọn . Ăn để húp nước ốc xùm xụp thì chọn nghêu , ốc móng tay , chem chép , ốc bươu , ốc gạo hấp hay xào gừng sả . Món ốc đồng (nước ngọt ) xem ra bị thất sủng hơn - điều rất khác biệt so với nhiều địa phương khác như Hà Nội , Huế - nhưng vẫn đủ cả hấp , xào lẫn nhồi thịt . Ai thích chua ngọt thì chọn món ốc , hột vịt lộn xào me , còn người ưa thưởng thức hương tỏi thơm lừng đã có các món ốc cháy tỏi . Riêng thực khách ghiền món đậm đà gia vị thì chọn ốc giác , ốc hương , ốc đỏ xào sa tế

Trong cái đa dạng của cách chế biến còn có sự biến hóa vô chừng của người cầm xoong chảo. Chẳng hạn đĩa ốc xào tỏi luôn mềm thơm, vừa lẫy ốc vừa quệt mút nước xào mặn ngọt sền sệt, nhưng nếu là cháy tỏi, rang tỏi thì món ăn lại hấp dẫn ở lớp tỏi và muối được xóc đến khô rang, bám quanh thân ốc. Thế nên người ta mới có thú vui vừa ăn ốc, vừa ngậm vỏ để vân vê lớp tỏi muối ớt sần sùi mà quyến rũ kia. Ngay cả những thứ ngọt và béo như sữa tưởng chừng như khó lòng hợp rơ với ốc mà cũng khó yên bụng người ăn lại làm nên thương hiệu ốc Mắm Sữa (đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thạnh). Nước chấm được pha từ sữa, nước tỏi ép, mắm và ớt dầm, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Vượt qua cảm giác ngần ngại ban đầu, thực khách sẽ rất dễ ghiền. Món gì ở quán này cũng có thể chấm với mắm sữa, từ sò điệp chiên trứng cút, sò điệp phô mai đến các món ốc xào tỏi, rang me. Lạ lùng là vị thơm ngọt của sữa tưởng chừng đối chọi với ốc (món lạnh) lại khiến cho thịt ốc trở nên béo ngọt lạ thường, tạo mùi vị rất riêng .
Người Sài Gòn đôi lúc không xem ốc như món quà vặt, ăn chơi mà có thể ăn thay cho cơm trưa, cơm chiều. Kéo nhau vào quán ốc, ít khi ai gọi một hai đĩa, ăn nhanh rồi về. Ít nhất thì cũng phải “khám phá” gần hết thực đơn, hoặc thậm chí là sáng tác thêm những món mới do chính mình nghĩ ra, sau đó mua thêm ổ bánh mì quệt nước xốt ốc để bổ sung tinh bột. Dân Sài Gòn có thể rủ nhau đi ăn ốc từ đầu sáng hoặc vào buổi trưa, bởi còn có không ít quán ốc thành danh nhờ bán “nghịch giờ” như thế. Đơn cử như ốc Đào (hẻm 212 Nguyễn Trãi, quận 1). Khách hàng chủ yếu của quán đa phần là giới văn phòng, quần áo chỉn chu thế mà trưa vẫn chen chúc vào quán ngồi hút ốc thay cơm ngon lành. Nhìn dàn xe đến quán toàn hiệu sang như SH, @, Dylan và thậm chí ngồi xe hơi riêng, hay taxi đi ăn ốc mới thấy sức quyến rũ ngọt ngào của nơi này. Quán ốc Đào nổi danh với những món ốc cay như ốc hương rang muối ớt, cay xé lưỡi mà khách vẫn bốc không ngừng tay, hoặc món ốc dừa bơ cay, hấp dẫn bởi nước bơ vừa cay vừa béo, rất kích thích vị giác. Ngay cả những món chua - mặn truyền thống như nghêu hấp sả, ghẹ rang me… cũng dễ thèm hơn nhờ chút vị cay đặc trưng của hương vị ốc kiểu Đào. Sang giàu hay nghèo khó, nhưng bước vào quán ốc thì mọi người đều bình đẳng như nhau. Không hiếm để bắt gặp hình ảnh những ca sĩ, diễn viên, nhân vật nổi tiếng cũng tìm một góc trong quán ốc để lẫy ốc say sưa. Danh sách những quán ốc bình dân mà nổi tiếng ở Sài Gòn không hiếm, giá ốc cũng vô chừng. Nơi bình dân thì 15-20 ngàn đồng một dĩa. Các quán ốc có tiếng thì giá từ 30-40 ngàn đồng. Mỗi quán đều có sở trường riêng, chẳng hạn ăn ốc bươu xào tiêu, nghêu hấp tiêu sả thì đến quán ốc Nguyễn Thị Minh Khai (đối diện Bệnh viện Từ Dũ, quận 1), quán ốc góc đường Kỳ Đồng - Trương Định (quận 3) nổi danh với nước chấm sền sệt với vị cay nồng thơm mùi nước mắm tinh khiết, lại có hậu ngọt và một chút chua từ chanh càng thêm dậy mùi. Ốc Như (ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Thiện Thuật, quận 3) ngon nhờ khẩu vị ngọt và béo, ốc Vân chợ Bến Thành giá cao thuộc hàng top nhưng lúc nào cũng đắt khách nhờ chất lượng thuộc… hàng tuyển, luôn tươi rói và ngon lành. Nổi danh còn có ốc Gái (6B6 Hùng Vương, quận 10), Phúc Ốc (27 Tú Xương, quận 1), ốc Hương Phát (93 Bùi Hữu Nghĩa, quận 5), quán 174 (174 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3), Quý Thành (293 Nguyễn Tri Phương, quận 10), ốc dốc cầu Văn Thánh (quận Bình Thạnh), ốc hồ bơi Cộng Hòa (quận Tân Bình), ốc Bảo (16/47 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3)... Ngoài ra còn có không ít những phố ốc, xóm ốc như phố ốc Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), hẻm ốc Trần Hưng Đạo (quận 1), xóm ốc Sinh viên (Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh), ốc Xóm Chiếu (quận 4), xóm ốc Cao Thắng (quận 3), làng ốc bờ kè kéo dài suốt từ đường Đinh Tiên Hoàng đến tận Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đâu đâu cũng thấy quán ốc bành trướng. Và vì cái sự phong phú và đặc sắc ấy, sẽ chẳng ai có lý do gì để không hồ hởi gật đầu mỗi khi có lời mời rủ đi ăn ốc, để thưởng thức một nét văn hóa ẩm thực bình dân mà độc đáo của đất Sài Gòn …

Ốc Việt 212/ 2B Nguyễn Trãi , hẽm lớn sát bên rạp Galaxy .

Với ý tưởng mang món dân dã vào nhà hàng, ốc Việt an điềm tọa lạc trong ngõ vắng yên tĩnh giữa trung tâm thành phố, giữa không gian nhiều cây xanh mát mẻ. Không có sự bát nháo và dơ dơ thường thấy như ở nhiều quán ốc Sài Gòn. Chủ quán chăm chút đến từng chi tiết nhỏ, như kim băng lể ốc với đầu kim là những con thú nhỏ màu sắc ngộ nghĩnh đựng trong bao giấy cẩn thận, đĩa gỏi xoài chua chua ngọt ngọt để dành cho khách nhấm nháp đưa cay khi chờ đợi các món ốc, ly trà gừng thơm lừng để giúp khách ấm bụng khi các món ốc đều thuộc tính hàn ...

Thấy ngon & thèm ốc quá
Địa chỉ: 155 Phan Văn Hân, P.17, Quận Bình Thạnh

Quán Ốc Sinh Viên 1 (Phan Văn Hân) - khu ốc nổi tiếng ở Bình Thạnh-

Quán Ốc Sinh Viên 1
Là một trong những quán ốc nổi tiếng và rất đông khách ở Sài Gòn, ốc Sinh Viên tuy ở Quận Bình Thạnh nhưng chỉ cách Quận 1 cây cầu Thị Nghè. Quán rất đông, vừa bước chân vào cứ định ninh rằng order xong không biết bao giờ mới được ăn, thế mà vừa gọi món chừng 3-4ph đồ ăn đã lên tới tấp. Đội ngũ nhân viên phục vụ khá đông và nhanh nhẹn.
Nhìn chung các món ốc làm ăn khá ngon nhưng hơi bị mặn. Các món ăn rất đa dạng, nhìn sơ sơ chắc có đến hơn 100 món...Đặc biệt các món cháo hào, cháo hải sản, cháo nghêu ở đây được đánh giá khá ngon và rẻ. Ngoài những món cơ bản như ốc móng tay, nghêu, ốc bươu, ốc len... các món ốc khác rất đa dạng như ốc nhung, ốc ngựa, ốc bông, ốc hương, ốc đỏ, sò dương... Các món khác làm từ hào như hào nướng phô mai, nướng mỡ hành... Hải sản gồm có tôm nướng muối ớt, càng ghẹ rang muối, mực...
Và nhiều món nướng khác với giá rất phải chăng đúng chất dành cho sinh viên. Chỉ từ 20k-50k/ 1 dĩa. Xem thêm Menu chụp được bên dưới nhé.
Có điểm trừ là về vấn đề vệ sinh, cảm thấy không được sạch sẽ cho lắm.

Ốc móng tay xào me


Sò điệp nướng phô mai


Càng ghẹ rang muối


Nghêu hấp Thái.


Hột vịt lộn xào me



Thực đơn Menu của quán:




Ốc Sài Gòn có thể gọi là một bản hợp xướng quyết liệt về màu sắc, mùi vị và chất liệu. Tôi cũng thương nhớ những đêm mùa đông rét mướt xứ Bắc, co ro lội bộ ghé một hàng ốc nóng trên phố Hàng Bột, cầm chiếc gai chanh khêu từng con ốc hấp thơm lừng mùi lá chanh lá sả... Tôi đã chia tay Hà Nội bằng một đêm như thế.


Nhưng ốc Sài Gòn mới thật là “thú đau thương” của tôi, nếu so về độ nồng nàn thì sẽ giống như đem so tình yêu một người bạn đời tri âm tri kỷ với một thoáng xao lòng vậy!
Chao ơi, ốc Sài Gòn! Mớ ốc len xào dừa chen chúc trong lớp nước cốt dừa sanh sánh, rắc vài lát ớt đỏ tươi, một nhúm rau răm xanh ngắt xắt nhuyễn rắc lên mặt. Vừa béo, vừa mềm, vừa giòn! Mọi giác quan rung dậy từ khi cầm miếng chanh mọng nước vắt vô chén muối tiêu, có nhúm ớt xay đỏ rực.


Ôi cái chén... muối, vừa mằn mặn, vừa ngòn ngọt, vừa cay nồng ớt, vừa cay đằm tiêu, vừa thoáng một chút rùng mình của vị chanh vườn, thật là vô vàn… kích động!


Hèn chi có người trong khi chờ ốc, lấy muỗng chấm muối mút suông như một sự khởi động đầy kích thích cho sự kiện chính sẽ diễn ra ngay sau đó.


Người đầu tiên dạy tôi ăn ốc len nói, hãy tưởng như đang hôn một em bé. Bây giờ, khi đã có thâm niên ăn ốc len, tôi có thể nói lời dạy bảo kia hoàn toàn tầm bậy (ai hôn một em bé mà… rút ruột rút gan ra vậy chứ? Họa ma cà rồng!).

Nhưng nếu cảm khoái khi ngắm và ăn một con ốc len có thể được so với cảm khoái của một nụ hôn (dù là hôn em bé) thì có thể nói, ốc len đã đạt vào hàng mỹ vị vậy!

Nếu không thích béo, bạn có thể khai vị bằng nghêu. Nghêu hấp sả trong âu đất hoặc xoong nhôm nhỏ, sao cũng được, miễn giữ nóng và đựng được nước hấp.

Con nghêu tách vỏ trắng ngần, cái mùi thơm phiêu lưu của con nghêu tươi rói còn thoáng bùn đất quyện với ớt cay và sả thơm nồng bốc lên nhức cả phổi. Hít hà một hơi, húp vô một muỗng nước, mồ hôi chảy ra và cái đám ưu phiền lè lẹ chuồn đâu mất tiêu.


Thường người ta dọn kèm nghêu với chén nước mắm. Ngắm chén nước mắm có thể đoán được công lực chế biến của quán đã tới “thành” thứ mấy. Chén nước mắm vàng quẹo có ớt đỏ tươi nhưng không được đỏ ngầu những ớt, lại phải điểm thêm vài hột ớt vàng lấm chấm mới bắt mắt.


Chấm con nghêu, giọt nước mắm phải quện đặc, nhỏ xuống từ từ chứ không chảy roong roỏng, mới là nước mắm ăn ốc. Muốn được vậy phải công phu: đường phải thắng lên cho kẹo mới pha vào mắm để nước mắm keo lại, ớt phải lựa trái tươi không bầm giập, không bị thẹo, mắm không được đục.

Nghêu hấp xả
Nước hấp nghêu cũng là một thứ bí quyết. Nước phải hơi trắng, nhưng không được đục, không được tanh hay mặn. Muốn vậy nghêu phải tươi rói, không lộn nghêu chết.
Nhai vài con nghêu vừa mềm vừa dai, dừng lại, húp một muỗng nước hấp vừa ngọt vừa thơm, vừa cay nồng vô tận đáy bao tử, ôi, “tôi yêu… ốc nước tôi, từ khi mới chào đời”.
Mắc tiền là ốc hương. Nướng, hấp, tuỳ. Hấp thì mình ốc săn hơn, vỏ sém vàng nhìn cũng bắt mắt hơn. Có người thích đầu ốc vì giòn nhưng hầu hết đều thích cái gan, khúc xoắn nâu bóng ở cuối con ốc vì nó béo ngậy, vị béo ngậy của đồ biển càng ăn càng ghiền, khác với béo của động vật ăn mấy miếng là ngán.



Ốc hương dứt khoát phải chấm muối tiêu chanh ớt. Vị chua cay của muối khiến miếng gan béo đằm lại, vừa ăn vừa nhâm nhi, sảng khoái đến từng... centimét.


“Giai cấp” trung lưu ở với ai cũng được là ốc mỡ. Con ốc mập ú, cái đầu bằng đầu ngón tay cái giòn sần sật chấm một xí muối ớt chanh, chao! Ốc mỡ dễ tính, xào me, xào tỏi, xào bơ, xào satế đều ngon. Quán ốc nào ngon, tối về nhân viên rất khoẻ vì... chắc không cần rửa dĩa!



Một cái kỳ quan nữa là ốc gạo. Món này, ngược hẳn với mấy thứ cầu kỳ xào nướng nhiều gia vị vừa kể, chỉ cần hấp lên chấm nước mắm. Nhưng trong cái giản dị tột cùng ấy lại chứa đựng những thứ cầu kỳ hết mức, mà là cái cầu kỳ không phô trương.
Là vì cái nước xào ốc đó! Ui, miếng vỏ bánh mì giòn rụm, chấm vô cái thứ nước xào ốc sánh thơm lừng mùi tỏi và bơ, vừa béo ngậy, vừa mặn ngọt, ngon rụng cả lưỡi. Món này chắc chắn bác sĩ lắc đầu kê cho mấy đơn thuốc hạ áp, nhưng… kệ! (trẻ mới ăn được ốc chứ già răng đâu nữa mà nhai).
Giống như một cô con gái vừa quyến rũ vừa thông minh nên “tường đông ong bướm đi về mặc ai”, mặt hoa chỉ ngỏ cho người tri âm. Chỉ có những tay tổ ăn ốc mới có thể nhận biết cái mỹ vị bậc cao của món ăn này. Vì chỉ có ốc và nước mắm nên cả hai đều phải đạt tới bậc thượng thừa.

Ốc gạo hấp

Không phải ngày nào cũng có ốc gạo mà ăn. Sau những thứ béo mặn của ốc mỡ, ốc hương, con ốc gạo mang lại một cái vị thật thanh tân, thật ruộng đồng. Phải lựa ngày nào, mùa nào con ốc mập, không có con lạo xạo trong bụng.
Ốc tươi, khoẻ, mua về ngâm trong nước gạo và chút ớt để con ốc nhả hết chất dơ trong bụng ra, xả vài nước cho sạch, bỏ đói con ốc rồi mới đập lòng đỏ trứng lên trên. Lúc này con ốc đói meo, nhao nhao bò ra ăn hết trứng. Cứ vậy vài ngày, con ốc mập trắng, mày ốc đẩy ra tận miệng, lúc đó mới ăn.
Lúc buồn, tôi rủ bạn bè đi ăn ốc. Lúc vui, bạn bè rủ tôi đi ăn ốc. Không vui không buồn, muốn gặp nhau, tụi tôi rủ nhau đi ăn ốc.
Một chai bia nhỏ lai rai, vị béo mặn của các thứ gia vị tuỳ tùng bị thứ nước mát lạnh vàng ánh cuốn đi mất sạch. Chỉ còn lại kình lực của con ốc nhỏ mang trên mình cả một quả núi, mang trong lòng cả một đại dương, cuộn lên trong từng thớ thịt.
Nếu để chọn ra một vài quán ốc ngon tại Sài Gòn thật là khó. Tùy theo khẩu vị và sự quen thuộc của từng người mà có quán ngon, quán dở. Afamily giới thiệu vài điểm ăn ốc ngon tại Sài Gòn được mọi người bình chọn.
Ngoài ra một số quán mà độc giả "mách nước" cũng rất hữu ích cho những tín đồ ốc như: Quán Làng Chài 99 Nguyễn Thái Bình, P.4, Q. Tân Bình; Quán 174: Số 174 Nguyễn Thiện Thuật, P.3, Q.3; Quán ăn Hương Phát: 93 Bùi Hữu Nghĩa, P5, Q.5; Quán ốc Tinô: 391/7 Trần Hưng Đạo, Q.; Quán Quý Thành: 293 Nguyễn Tri Phương, P.5, Q.10 . . . Quán ốc bao la tha hồ mà chọn . . .

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Chuyện vui trên đất Mỹ

Tên Việt trên Đất Mỹ
Sưu tầm
Cũng như đêm cuối cùng của Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được, chờ ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Cụ Phúc đêm nay cũng vậy ! Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ. Cụ nằm trăn trở nghĩ đến cả mười năm trời dằng dẵng, từ khi đủ năm để hợp lệ nạp đơn đến những đêm đứa con trai đi làm về chở cụ đi học lớp luyện thi vào quốc tịch ở văn phòng USCC . Cụ nghĩ nó như con thoi giữa 2 thế hệ. Trong tuần đưa cụ đi học tiếng Anh, bắt cụ phải trả lời điện thoại " hello " chứ nói " tôi nghe đây " làm sao Mỹ hiểu được . Cuối tuần đưa con đi học tiếng Việt, mắng con gọi xe " fire truck" là " xe lửa " , phải nói là " xe cứu hỏa " hay " xe chữa lửa " chứ. Nhiều lúc cụ thấy phải chi mà thằng chắt đi học tiếng Anh, còn cụ đi học tiếng Việt thì mới đúng theo lý tự nhiên của trời đất.

Thoạt đâu ` cụ tưởng cả lớp luyện thi vào quốc tịch này , đây` những cụ tuổi gần đất xa trời , học để giết thì giờ, cho bớt nỗi buồn xa xứ. Vậy mà ngày bà cụ Ngà thi rớt , cả lớp xôn xao lên như ngày Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam . Thực ra thì bà này rớt cũng đáng lắm . Đời thuở nào ông quan tòa hỏi tổng thống Mỹ là ai, bà cụ lại trả lời là Nguyễn văn Thiệu thì đậu làm sao được ?

Sinh nhật người nào trong lớp, bà cũng làm cho một cái bánh gà-tồ rồi bắt các cụ vây quanh hát " Happy Birthday ". Cụ không biết đến ngày chết thì người ta có hát "Happy Deathday " không, bởi vì cụ nhớ bên quê nhà những ngày kỵ giỗ mới thật là quan trọng . Con cháu tụ họp ăn uống 2, 3 ngày liền. Chứ ngày bước vào trần thế khổ ải này, người ta phải dày công tu hành để thoát ra khỏi vòng luân hồi, thì mừng rỡ ngày sinh để làm gì ?

Vậy mà thời gian thấm thoát qua đi, rồi cũng đến ngày cả lớp đi thi. Các cụ sáng sớm đã ngồi đây` ra ngoài phòng đợi của sở di trú trong tòa đô sảnh thành phố . Cụ nghĩ ngày xưa đi thi Hương , thi đình cũng chỉ nhộn nhịp đến thế là cùng . Con cháu đem theo cho nào là bánh trái, nước uống , cả ghế xếp để ngả lưng , như thi vào quốc tịch đến mấy ngày trờị Bây giờ trí nhớ các cụ kém cỏi , học được tiếng Mỹ chữ nào , vài bữa lại quên hẳn đi không biết phát âm làm sao . Cho nên đi thi, cụ nào cũng viết chi chít , như xâm mình trên tay , các câu trả lời phiên âm ra tiếng việt. Thằng cháu cụ Tốc thì cứ nhắc đi , nhắc lại Ngoại nhớ ngày lễ quan trọng nhất của Mỹ không phải là Tết, mà là ngày Độc Lập nha !. Cụ lại kéo tay áo lên lẩm bẩm kiếm chữ IN ĐẺ BÊN ĐÀNG . Bà cụ Ngà hỏi với qua " có phải là ngày Tây về nước không , cụ Phúc ? ". Cụ đành thở dài, biết ông tòa muốn đánh rớt thí sinh nào thì chỉ cần bắt hát bài quốc ca Mỹ là thí sinh đó rớt ngaỵ .
Vậy mà Giời phù hộ, cả lớp đậu hết . Cụ còn nhớ ngày ăn mừng tân khoa , cụ nào cũng hí hửng như những đứa trẻ con vừa lên lớp, cầm vẫy lá cờ Mỹ để chụp hình lưu niệm. Bà cụ Ngà hôm ấy đẹp hẳn ra, mặc cái váy đầm thay cái quần đen vừa nói "Con gà tui lội sông" (congratulations), vừa high-five , vừa "hug" mọi người . Cụ thấy mọi người như trẻ ra dến cả chục tuổi. Có thể là vì cái ôm nồng nàn da thịt của bà cụ Ngà làm cụ thấy trong người đổi thay như cả một mùa xuân hừng hực kéo nhau về. Có thể là vào quốc tịch mới, làm người ta tưởng như đổi thành một kiếp người khác , trở lại cái tuổi tập ăn tập noí, nên hồn nhiên như một đứa trẻ thơ.
Thế mà đêm nay cụ lại trằn trọc . Một phần là vì cụ cứ nghĩ đến ngày mai ở tòa đô chính , ông thị trưởng thành phố tổ chức nghi lễ tuyên thệ vào quốc tịch riêng cho cộng đồng người Việt , để đánh dấu một chặng đường gần phần tư thế kỷ tàn cuộc chiến tranh của người Mỹ tại Việt Nam . Ông chủ tịch mấy hôm nay hăm hở nhắc nhở bà con mặc đồ cho đẹp để lên truyền hình . Mọi người học thuộc lòng câu "I am proud to be American " để khi báo chí radio người Mỹ phỏng vấn thì tỏ ra cộng đồng người Việt mình mau hội nhập hơn các cộng đồng sắc tộc khác .

Cụ cứ nghĩ tới lúc trước cử tọa cả nghìn người, có thống đốc tiểu bang, nghị sĩ , dân biểu quốc hội, quan chức các ngành , người ta gọi tên cụ lên khán đài nhận bằng công dân Mỹ , là cụ lại xốn xang trong người. Chả vì cụ ngang bướng giữ cái tên cúng cơm của cụ. Tên họ trong tờ khai sinh cụ là Dư Quí Phúc . Ỏ trại tỵ nạn, cụ đã bao nhiêu lần cãi gàn cãi bướng với mấy người thông dịch viên là tên cụ phải có dấu mới là tên của cụ Tiếng Việt một chữ có hằng chục nghĩa nếu không bỏ dấu. Thí dụ như LO có thể là lờ, lợ, lờ, lơ, lộ, lô, lố, lồ, lồ, lo, lọ ,lò, ló, lõ .. . Vậy mà có ai nghe cụ đâu , người ta cứ điền vào tên trước họ sau .

Cho đến hôm cụ còn nhớ mãi ngày nhà thờ First Bapstist Church bảo trợ gia đình cụ đến thành phố này . Hôm ấy chủ nhật, nhà thờ đông đảo chật cứng đến nỗi người ta phải đứng lan ra ngoài hành lang. Ông mục sư trịnh trọng giới thiệu gia đình cụ mới dịnh cư . Cứ mỗi lần tả cảnh gian khổ gia đình cụ trải qua, cả nhà thờ lại xướng ầm lên Alleluja có nghĩa là ngợi khen chúa. Cuối cùng ông mục sư nói dõng dạc giới thiệu cụ: Please welcome , Mr. Phuc Du Cái giọng ông oang oang lên "Phuc Du !" Cả nhà thờ đang xôn xao bỗng im lặng như chiếc xe lủa thắng gấp lại rồi lấy trớn lao tới cười nghiêng, cười ngửa . Ông mục sư ngơ ngác sửa lại gọng kiến, nhìn xuống tờ giấy viết tay rồi đọc lại tên cụ lần nữa Phuc Du Lần này đến phiên ông mục sư gấp người lại làm đôi, cười sặc sụa chảy cả nước mắt nước mũi ra . Cụ Phúc chân ướt chân ráo, tưởng đó là phong tục địa phương chào đón mình đứng bụm hai tay đưa lên trán bái tứ hướng để cảm ơn sự ưu ái của nhà thờ .

Sau này ông mục sư cho người đến đề nghị cụ đổi tên gọi để lấy lại sự nghiêm trang . Một là cụ lấy hẳn tên Mỹ như John, Peter, Larrỵ..cho dễ gọi Hoặc phiên âm tên cụ tiếng Việt Ông Phúc Dư ra tiếng Mỹ là Mr. Foot Joy . Cụ bực lắm , tên cụ từ Việt Nam là Quí Phúc , nghĩa là ơn phước quí báu của trời phật ban cho , sang đến đây thì lại thành ...Túc Hân , là bàn chân hân hoan. Cụ bỏ xứ sở ra đi, mất hết chỉ còn một cái tên Việt là cái di sản gốc gác của cụ mà đành phải mất luôn sao . Từ đó cụ không đi nhà thờ Tin Lành nữa, nhưng tên cụ thì cứ tạm thời giữ vậỵ Cụ đi tỵ nạn vài bữa, khi nào quốc gia thanh bình thì cụ lại dắt các con cháu về. Thà làm cụ Phúc nước Việt , hơn làm cụ Túc nước Huê Kỳ.

Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ. Thế mà cụ Phúc lại trằn trọc đêm nay không sao ngủ được. Cũng bởi vì mấy hôm trước các cụ tân khoa bàn về chuyện tiếp tân mừng ngày nhập tịch Mỹ. Bế tắc từ đầu chỉ vì các cụ phải chọn món ăn cho buổi tiệc . Món ăn nào đãi khách vừa thích hợp với quốc tịch mới , vừa có bản sắc dân tộc .

Ông Hai Bò lên tiếng ngaỵ Ông này tên việt nam là Cao Văn Tự, trong giấy tờ viết là Tu Cao. Mỹ đọc là " two cows " nghĩa là 2 con bò . Từ đó có tên Hai Bò . Vốn là dân thông dịch viên cho Mỹ ở căn cứ Long Bình , sang bên này ông bán bảo hiểm nhân thọ . Cụ nào mà được ông kéo riêng ra góc phòng đều sợ run lên như tử thần đến, vì ông Hai Bò cứ thúc dục luôn "cụ thử nghĩ coi cụ còn sống được bao lâu, trời gọi ai người nấy dạ . Thú chết để da, người ta chết để tiếng . Mấy cụ qua đây ăn phút tem ( Food Stamps)thì có tiếng gì mà để, chi bằng mua cái bảo hiểm nhân thọ , đến khi chết để lại cả bạc triệu cho người ta xây một cái chùa hay nhà thờ có phải là tên tuổi mình khắc vào bia đá nghìn năm, bất tử với đời không ". Tưởng ông dọa chết thì cóc ai thèm mua, thế mà từ ngày cụ Hanh mua cái bảo hiểm nhân thọ đầu tiên, Hai Bò bỗng đắt khách như tôm tươi.
Chả vì cụ Hanh mới đoàn tụ gia đình vài năm nay. Mấy đứa con qua từ năm 75 , nhà cao cửa rộng , ngày cụ đến phi trường không thấy đứa nào ra đón . Thằng Tư thì đùn cho chị Ba , vợ thằng Bảy thì nói nhà nó có lầu cao , sợ ổng già đi chỏng gọng, té bể đầu . Hôm ấy, cụ Hanh lủi thủi đi với bà Mỹ USCC về ở cái phòng trong khu housing Mỹ đen. Hôm nghe Hai Bò dụ mua bảo hiểm nhân thọ, lại chịu lấy bằng phút-tem, cụ Hanh mua ngay . Vài hôm tin đồn cụ có cái bảo hiểm bạc triệu, mấy đứa con bỗng có hiếu hẳn ra , tranh nhau mời cụ về nhà ở. Chồng con Năm Thúy đánh lộn với thằng Tư chỉ vì tội không để cho nó báo hiếu nuôi ông già vợ . Ngày nào cụ muốn ăn thức gì , đám con rối rít đi mua về ăn không hết . Có điều hơi lạ là... không đứa nào mua sâm cao-ly để cụ uống cho khoẻ người , sống thọ thêm ra.

Thỉnh thoảng trái gió trở trời , cụ mới ho hen cảm cúm nằm trên giương vài ngày là cả nhà xúm lại bàn chuyện làm cái di chúc sao cho hợp lệ với thủ tục tiểu bang , để lãnh tiền bảo hiểm mà không phải đóng nhiều thuế.

Thấy cụ Hanh chỉ mua cái bảo hiểm nhân thọ mà được con cái hậu đãi, đi học mặc áo vest, tay cầm mô bai thì các cụ ngộ ra rằng tội gì ở xứ cờ hoa này mà không làm triệu phú . Sống trên đời mà không mua bảo hiểm nhân thọ, xuống âm phủ biết có hay không, bèn ùn ùn theo năn nỉ Hai Bò để được giá rẻ. Chết được bonus một cái hòm cẩm lai của nhà táng xác tặng quảng cáo .
Hai Bò bỗng dưng trở thành ân nhân của hội bô lão , nên khi Hai Bò nói bất cứ cái gì , mọi người đều lắng nghẹ Hai Bò trịnh trọng xoa 2 tay vào nhau . " Cái tradition của người Mỹ từ trước đến nay, party mà có tính cách dân tộc là phải có barbecue . Barbecue là chữ ghép bởi 2 chữ "Barbaric" and "cuisine" có nghĩa là cách nấu ăn cách mọi rợ . Ám chỉ một sinh hoạt văn hóa bán khai của người da đỏ ngày trước . Họ mới là người Mỹ chính hiệu con nai vàng. Tuy những người da trắng đến đây, dùng vũ lực cướp hết đất đai của người da đỏ để lập nên Hiệp Chủng Quốc , người Mỹ luôn luôn nhắc nhở con cháu họ ông tổ Mỹ là người da đỏ bằng cách ăn barbecue . Do đó chúng ta trở thành công dân Mỹ, uống nước nhớ nguồn : " drinking water remember origin hole ". Tôi xin đề nghị món ăn barbecue "
Cụ Can't Do đứng lên khua tay phản đối . Tên thật cụ là Đỗ Thành Cẩn. Viết theo lối Mỹ thì họ tên lẫn là Can T. Do . Bà cô dậy Anh ngữ thấy cụ chả bao giờ chịu làm homework , bèn đọc luôn là "Can't Do". Cụ là người duy nhất không mua bảo hiểm của Hai Bò vì bà xã cụ còn sồn sồn. Cụ chỉ sợ có bảo hiểm nhân thọ thì nhiều khi chết sớm vì lâu nay cụ Can't Do không còn hăng hái trong chuyện phòng the, mà vợ cụ còn xuân xanh lắm. Ngày xưa bán bánh cuốn ngoài chợ Thị Nghè, vợ cụ ngồi xổm nhiều nên cái bàn mông mẩy ra tròn trịa to như hai cái lồng bàn. Ở Việt Nam thì cái quần đen với cái áo bà ba che hết đi, qua Mỹ mặc cái quần jean vào nó lồ lộ , khêu gợi làm sao . Thế mà cụ Can't Do lại cứ cố tình phớt lờ như thể cụ là một nhà hiền triết đạo mạo. Ngày nào cụ cũng tập Tai Chi cho cứng gân cứng cốt , mà hễ cứ gần vợ cả người cụ rủ nhau... mềm nhũn ra như bún . Lần nào vợ cụ cũng thở dài thườn thượt , bảo cụ chết quách cho xong. Nói vậy thì cụ mua bảo hiểm nhân thọ để làm quái gì . Nghe Hai Bò trình bày món ăn barbecue, cụ Can't Do gạt phắt đi . "
Miếng thịt Barbecue là biểu tượng cái đầu óc thực dân, kỳ thị của người da trắng . Họ coi sự chinh phục những người bản xứ da đỏ là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ. Món barbecue của người Mỹ thường là do các đấng mày râu đứng nướng để biểu lộ hùng tính và cương vị thủ lãnh của phái nam, nhắc nhở chúng ta hình ảnh các chiến sĩ xẻo thịt rồi xóc vào gươm mà nướng để khao thưởng sau các trận mạc. Nước mỹ là nơi melting pot, hợp chủng quốc .Món ăn tiêu biểu phải là hamburger , món thịt bằm hầm bà lằng . Người Mỹ ăn hamburger còn để nhắc nhở con cháu họ về cuộc chiến Nam Bắc phân tranh tương tàn của họ Tôi xin đề nghị món thịt băm hamburger ".
Bà Loan To , tên Việt là Tô thị Loan, Mỹ lại đọc là Lôn To, đưọc dịp đứng lên phát biểu. Bà này lại có chồng Mỹ da đen Frank Quaker , hoả đầu quân của lính bộ binh Mỹ tham chiến thời trước. Nên tên bà nay có thêm họ Mỹ là Loan To Quaker. Mấy cụ trong lớp thì Việt Nam hoá tên bà là Lôn-To-Quá-Cỡ !!! Bà Lôn To phát biểu " Dạ tui không biết nhiều về lịch sử Mỹ, chỉ biết ngày đầu tiên về nhà chồng được ông xã tôi cho ăn món Hot Dog . Tui thấy hot dog mới là biểu tượng đúng cho chức vị siêu cường quốc , hùng mạnh của nước Mỹ. Tui xin đề nghi Hot Dog, mà size loại Jumbo à nghen ".
Bà cụ Ngà ngồi bên đắc ý hùa theo "Cùng là bò mà thịt bò Mỹ nó khác thịt bò Việt Nam chị ạ . Để cả tuần trong tủ lạnh , bỏ ra nó cứ đỏ ửng lên. Còn thịt bò việt nam mình để từ sáng đến trưa nó tái hẳn đi như thịt trâu ấy " .

Các cụ ông... lấm lét nhìn nhau không biết bà cụ Ngà đang bàn về văn hóa của những miếng thịt hay nói xéo qua về những đồ gia dụng hàng ngày của... các cụ ông ?

Cụ Quýnh trưởng ban tổ chức thấy mọi người nhao nhao lên , nên theo tinh thần dân chủ của Mỹ đề nghị là sẽ có cả 3 món barbecue, hamburger và hot dog. Ông Hai Bò lại có thêm ý kiến để có tinh thần Mỹ Việt đề huề, các món ăn trong thực đơn phải dịch ra tiếng việt . Cụ Quýnh sẽ cho ghi bên cạnh là : barbecue (thịt nướng kiểu mọi), hamburger (thịt bằm dập), hot dog ( thịt chó nóng) .

Đã gần nửa đêm mà Cụ Phúc chưa thấy ai lên tiếng về phần món ăn việt nam. Có thể là vì người việt mình ở Tây phương trong những xã hội tự do nhất hoàn cầu lại cảm thấy mình như côi cút, lạc lối , xa lạ cả với chính tình tự quê hương của mình. Từ xưa đến nay cụ vẫn tự hào về bản sắc văn hóa riêng biệt của người Việt . Ra ngoại quốc cụ thấy rằng cái mà xưa nay ta vẫn tưởng là Việt tính, nay chỉ còn lại chẳng bao nhiêu là Việt, mà tính cũng chẳng còn là bao ; cái mà xưa nay ta vẫn tưởng là của ta , ngờ đâu chỉ là cái đàn cha, đàn chú, đàn anh của ta vay mượn từ lâu của ngoại nhân . Với cái hoang mang đo , cụ nghĩ đến câu văn hào Paul Valry " Muốn biết văn hóa của giống dân nào thì cứ nhìn vào sinh hoạt hàng ngày của giống dân đó " . Cụ nghĩ nếu đãi khách bằng một món ăn có bản sắc dân tộc, biểu tượng cho người Việt thì phải chọn là món ăn gì . Không gì Pháp bằng crêpe, không gì Mỹ bằng hamburger, không gì Ý bằng pizza ,không gì Đức bằng bratwurst, không gì Mễ bằng taco , không gì Nhật bằng sushi . Còn Việt nam là phở ư ?
Ở bên này Cụ thấy hầu hết những đám cưới, đám hỏi người ta giữ đủ phong tục nghi lễ cổ truyền mà có đám nào đãi ăn phở đâu mà gọi là món ăn dân tộc ?
Hay là tại sao mình không tổ chức tiếp tân tại nhà hàng Tàu cho tiện .
Chỉ có thế thôi mà giông bảo nổi lên trong phòng hội chỉ vì sự khủng hoảng về hiện tượng bám víu thê thảm vào cái tính đồng nhất riêng biệt của hành trang ý thức và tình cảm quê cha đất tổ .

Trời đã quá đêm....
Ánh trăng còn lại một chút trên khung cửa ẩm uớt hơi sương. Cụ Phúc vẫn còn nằm trăn trở không sao ngủ được ...