Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt

Nguồn gốc lễ Cầu hồn và tháng Các linh hồn

Nguồn gốc lễ Cầu hồn và tháng Các linh hồn
Theo Xuanha
Theo sách vở ghi lại, thì thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ đan viện Cluny. Đan viện này thời đó nằm trong phần đất của đế quốc Germany.

Ngài là người thánh đức, thường cầu nguyện, hi sinh , và dâng lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Truyện kể rằng:

Một hôm, một đan sĩ Dòng ngài đi viếng Đất thánh Giêrusalem. Trên đường trở về Đan viện Cluny. Tàu chở đan sĩ bị bão đánh giạt vào một hòn đảo. Tại đó, đan sĩ gặp một ẩn sĩ và được ẩn sĩ cho biết:

"Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều người bị hành hạ, đánh đập. Tôi thường nghe các tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng của ngài rằng: ngày nào họ cũng giải thoát một số linh hồn ra khỏi hang lửa đó. Vì thế, xin thầy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng cứ tiếp tục cứu giúp các linh hồn đau khổ. Đó cũng là niềm vui cho các thánh trên Thiên đàng và là sự đau khổ cho quỉ dữ dưới Hỏa ngục".


Sau khi nghe biết sự việc này, cha Odilo đã lập lễ Cầu hồn vào ngày 2 tháng 11 và trước hết cử hành trong đan viện Cluny của ngài vào năm 998 (có sách nói năm 1030). Về sau lễ cầu hồn đã được truyền sang nuớc Pháp, và tới giữa thế kỉ 10, Đức Giáo hoàng Gioan 14 đã lập lễ Cầu hồn trong Giáo hội Rôma.

Từ thời đó, nhiều nơi đã có thói quen cầu nguyện tuần chín ngày cho các linh hồn, họ đi thăm viếng, sửa mồ mả cha ông. Vào buổi chiều lễ Các Thánh, có những người đi từng nhà xin quà cho các linh hồn, họ hát những bài ca cổ truyền cổ động cầu cho các linh hồn mau ra khỏi Luyện ngục.

- Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là "Ngày người chết". Ngày đó, người ta có thói quen tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình họ rồi cho chúng ăn, cho quần áo, cho quà bánh, đồ chơi.

- Tại miền quê nước Poland, người ta kể: nửa đêm lễ Cầu hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về quanh bàn thờ cầu ơn giải thoát khỏi luyện ngục. Người ta nói là, sau đó trở lại thăm lại nhà mình, thăm nơi mình quen thuộc, làm việc mình đã làm khi còn sống. Và để đón tiếp những linh hồn này, người ta để cửa sổ mở suốt đêm mùng 2.

...........

- Tại Việt nam, nhất là miền Bắc, trước Công đồng Vaticanô 2 (62-65) người ta thường sửa mồ mả cha ông vào dịp Tết Nguyên đán đầu năm Âm lịch, tính theo mặt trăng, còn lễ Cầu hồn, người ta đi viếng các nhà thờ chung quanh suốt ngày lễ Các Thánh để lãnh ân xá chỉ cho các linh hồn đã qua đời. Cảnh người lớn trẻ em tấp nập ra vào rất vui vẻ. Người ta dự lễ và xin lễ rất nhiều để cầu cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ sớm về hưởng phước Thiên đàng.

--------------------------

*Thương nhớ người quá cố, nhất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình là chuyện tự nhiên của con người.

*Ao ước cho người thân mình được "nghỉ yên muôn đời trong nơi mát mẻ hạnh phúc" cũng là tâm lí thông thường.

*Do đó việc cầu cho người thân đã qua đời là việc cần thiết, vừa cho linh hồn người chết được cứu thoát khỏi Luyện ngục, vừa cho người sống được tỏ lòng hiếu thảo đền ơn.

Những điều trên không những hợp lòng người, mà còn hợp giáo lí trong đạo. Giáo lí Công giáo do Đức Thánh cha Gioan Phaolo 2 ban hành năm 1992 có 3 số như sau:

- Số 1030: Cần có Luyện ngục:

"Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng.

- Số 1031: Luyện ngục để thanh tẩy:

"Giáo Hội gọi là luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Giáo Hội đã trình bày giáo lý của đức tin về Luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia (xem DS 1304) và Trentô (xem DS 1820; 1580).


Dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh (Chẳng hạn 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), Truyền thống của Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện:"Đối với một số những lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán xét, theo như những gì mà Đấng là Chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn ở đời sau" (Mt 12,31). Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau" (Th. Gregoriô Cả, Dial. 4,39).

- Số 1032: Người sống cứu người chết:
"Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: "Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình" (2 Mcb 12,46).

Ngay từ những thời gian đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng niệm các người đã qua đời, và dâng kinh lễ để cầu cho họ, nhất là dâng Thánh lễ( xem DS 856), để họ được thanh tẩy và tiến vào nơi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Giáo Hội cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và thi hành những việc đền tạ để giúp các người đã qua đời:
Chúng ta hãy cứu giúp họ và hãy tưởng nhớ họ. Nếu các con ông Gióp đã được thanh tẩy nhờ lễ hy sinh của cha họ( xem G 1,5), tại sao chúng ta lại có thể hoài nghi rằng những của lễ của chúng ta dâng cầu cho người chết sẽ không mang lại ủi an cho họ? Vậy chúng ta đừng ngần ngại cứu giúp những người đã ra đi, và dâng những kinh nguyện cầu cho họ (Th. Gioan Kim khẩu, Hom. in 1 Cr 41,5).

* Ngày 10 tháng 8 năm 1915, Trong một Tông hiến, Tòa thánh cho các linh mục được dâng 3 lễ vào ngày lễ Cầu hồn: 1 cầu như ý người xin, được lấy bổng lễ, 1 cầu theo ý ĐTC (không bổng) và 1 cầu cho các linh hồn (không bổng). Giáo hội cũng xác định dành trọn tháng 11 dành để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.

* Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô 6, trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai "viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ Các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13).

--------------

Tháng cầu hồn ta lo cứu giúp,
Các linh hồn luyện ngục chờ mong,
Thoát ra khỏi ngọn lửa hồng,
Vui về bên Chúa trả công cứu người.

---------------------
Trong mầu nhiệm các thánh thông công, chúng ta cầu cho các linh hồn Luyện ngục, để
khi về Thiên đàng, các Ngài sẽ cầu lại cho ta trước tòa Chúa.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Suy nghĩ về cuộc đời

Suy nghĩ về cuộc đời
Sài gòn, 25/10/2013: Thắm thoát đã sáu mươi mùa lá rung, cuộc đời tựa như bóng câu qua cửa sổ. Một buổi sáng sớm nghe câu thánh vịnh:
Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi,
tươi thm như c ni hoa đồng,
mt cơn gió thang là xong,
chn xưa mình cũng không biết mình
(Tv 103,15-16).
Nhìn lại đời mình đã xanh rêu, khi bước chân ta về đêm đêm nhìn thành phố…Ngày này nối tiếp ngày khác, trôi qua với một tốc độ tăng dần mãi, dường như theo nhịp tiến của chúng ta tới tuổi già. Những ngày của ta trôi qua trên trái đất này giống như một kiếp hoa. Thời giờ cứ đi, đi mãi không ngừng ngày này sang ngày khác không dừng lại, không tiếc xót mà cũng chẳng buồn đau, không ngó ngàng tới ai. Nó lạnh lùng trôi qua và đi trước những con mắt còn tiếc xót, muốn níu thời gian lại. 
Truyện của những ngày qua
Vừa qua nghe tin người Mẹ của bạn vừa rời khỏi kiếp nhân sinh, đi viếng …rồi lại tin người bạn từ hải ngoại về xin lễ giỗ cho Mẹ, mời bạn bè đến dự lễ cầu nguyện….và lại đến dự tiệc cưới và mừng cho con gái một người bạn lập gia đình, trong câu chuyện hàn huyên mọi người lại kể những câu chuyện bè bạn năm xưa, xa xôi ngày tháng ….thằng này phải nằm bệnh viện, thằng kia  phải chăm sóc vợ con, thằng kia không còn nhìn thấy cuộc đời, thằng kia khổ lắm…., Lại xem một chương trình ca múa nhạc nọ nói về thời gian, lại càng thấm thía về cuộc đời. Đã lâu và bọn đàn ông chúng mình chắc cũng ít đi thăm quý phụ nữ sinh nở, nhưng hàng ngày vẫn đón nhận tin vui từ nhiều nguồn: từ facebook,….hay từ con từ cháu; Ông nội hay ông ngoại … là cuộc đời mình đã trải qua bốn chữ: sinh, lão, bệnh, tử. Đón nhận hay chưa đón nhận, mình đều phải chấp nhận:
Thời gian rót từng giọt buồn tê tái
Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều.

Nhưng thôi đã là kiếp người ta đã trải qua phải có hỉ, nộ, ái, ố chuyện vui buồn cho có chị có em. Người ta dành đủ thì giờ để lo mọi việc, lo cho tương lai một cách cặn kẽ, nhưng đối với việc của Thượng đế và số phận đời của mình thì người ta lại bảo là không có thì giờ. Hoặc người ta cho rằng thì giờ còn dài, việc đời đời chưa cần, để bao giờ cho đến bao giờ …… hãy hay, bây giờ phải dùng thì giờ vào những việc cụ thể cần hơn.
Suy nghĩ về cuộc đời nhân ngày sinh của một “thằng” sáu mươi năm trước bước vào cửa “sinh” để rồi trở thành “lão” (nhưng vẫn chưa được gọi là ông vì chưa khao lão) và “bệnh” đau liên miên…, chưa đi vào "cửa số 4"  như lời thằng bạn kể cho mình nghe khi vào tòa đại sứ Mỹ phỏng vấn để đi du lịch, ai vào cửa này cũng đều đễ dàng nhận cái chìa khóa OK- có visa ngay để vào thiên đàng nước Mỹ, nhưng đâu phải ai cũng được chọn để vào cửa này đâu? xin kể lại cho chúng ta nghe những câu sau đây trong bài thơ “Sách Sự Sống” :
          Tôi qùi cầu nguyện, nhưng chẳng lâu được; tôi có nhiều việc phải làm. Tôi phải cấp tốc đi làm vì hóa đơn đòi tiền chồng chất.
          Vì vậy, tôi qùi gối, đọc vội một kinh và nhảy đứng dậy. Việc bổn phận Kitô hữu của tôi đã làm xong và tâm hồn tôi thanh thản, bình an.
          Suốt ngày tôi không có thì giờ để buông một lời chào hỏi vui vẻ hoặc nói về Chúa Kitô cho bạn bè vì sợ họ cười nhạo tôi.
          Tôi luôn miệng la lớn : Không có thì giờ, không có thì giờ, nhiều chuyện phải làm quá ! Không có thì giờ để lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng cuối cùng giờ chết đã đến.
          Tôi trình diện trước mặt Đức Chúa; tôi đứng với đôi mắt cúi xuống, vì Đức Chúa đang cầm trong tay một quyển sách, sách sự sống.
          Đức Chúa nhìn vào trong sách và nói :”Cha không tìm thấy tên con, vì có lần Cha dự tính viết xuống, nhưng Cha chẳng khi nào có thì giờ”.






Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

ĐẠI HỘI ĐOÀN THỂ HẠT GÒ VẤP, SÀI GÒN

ĐẠI HỘI ĐOÀN THỂ HẠT GÒ VẤP, SÀI GÒN

Thứ bảy 19/10/2013 tại nhà thờ Hạnh Thông Tây
Hạnh Thông Tây, Gò Vấp-Sài Gòn 20/10/2013:  Sau nhiều tháng chuẩn bị, năm nay và cũng là năm đầu tiên, Đại hội đoàn thể hạt Gò Vấp lần thứ nhất có chủ đề "Vững một niềm tin" được tổ chức tại nhà thờ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Đúng 17g00 ngày 19/10/2013, mọi ngả đường đến nhà thờ Hạnh Thông Tây chiều nay dường như tấp nập và đông đúc hơn mọi chiều thứ Bảy cuối tuần khác. Các đoàn thể ở khắp nơi được mời trong và ngoài Giáo hạt nô nức trẩy hội đến nhà thờ bằng mọi phương tiện, phổ thông như xe máy đến các xe buýt, xe du lịch trong tiếng kèn trống hòa điệu đón chào tất cả các thành viên.  Công việc chuẩn bị nhiều tháng qua âm thầm, lặng lẽ nhưng rất chu đáo của Ban tổ chức từ cờ phướn, thiết kế trang trí, tiếp tân, chỗ ngồi, màu áo …và điểm nổi bật nhất cho mỗi người là từng chiếc khăn màu đỏ có huy hiệu đại hội nổi bật trên áo trắng khoác ở cổ mỗi người  Mỗi người từ các cụ già 70 tuổi đến các ông bà trung niên hay các bạn trẻ cùng đồng hành trong niềm tin vững bền, giản dị và chân chất.
Hôm nay, hội trường của Hạnh Thông Tây rực rỡ sắc màu tươi trẻ, ôm vào lòng mình những đứa con từ muôn phương về đây. Đồng hành với Đại hội có Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Đọc, Tân Tổng Giám mục phó của Tổng Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phụ Tá Tổng giáo phận Sài Gòn, Cha Giuse Nguyễn Văn Chủ, chính xứ Xóm Thuốc, Hạt trưởng hạt Gò Vấp, quý cha của mười một giáo xứ trong hạt.  Đại hội còn được dẫn dắt vui tươi và sôi động dưới sự điều khiển của hai Cha Thomas Aquinas Hoàng Trọng Hiếu, OP (dòng Đaminh) và Cha Giuse Tôn Khánh Duy, OP cùng với các đại diện của các dòng tu, quý khách mời và ân nhân; đặc biệt có sự hiện diện của trên một ngàn doàn viên, hội viên đủ mọi lứa tuổi làm cho bầu khí Đại hội trở nên linh hoạt sôi nổi.
Sau khi cầu nguyện và thánh hóa khai mạc Đại hội, Cha Hạt trưởng đã long trọng tuyên bố khai mạc Đại hội trong các tiết mục văn nghệ và ca hát cộng đồng đan xen vang tiếng hoan ca, diễn nguyện, vuc điệu thể hiện niềm tin rộn ràng, giòn giã của các tiết mục mà các thành viên đại hội  cùng tham dự:
Giữa những tiết mục văn nghệ, Đại hội hân hoan đón chào Đức Cha Phụ tá Phêrô chia sẻ những công việc mục vụ cụ thể, bế mạc năm Đức Tin, kỷ niệm 10 năm Đức Hồng Y, đón Đức Tân Tổng giám mục phó Phaolô…, về Tân Phúc Âm hóa, chủ đề mà thư chung của Đại hội Giám Mục vừa kết thúc đã được công bố và trên ý tưởng của Đức chân phước Gioan Phaolô II ….Trong bài chia sẻ (xin nghe audio) Ngài đặc biệt nhấn mạnh, dẫn chứng và đưa ra các câu hỏi cho Đại hội suy nghĩ dưới ba khía cạnh: khía cạnh thứ nhất-rao giảng Tin Mừng cho người ngoài Công giáo như thế nào? …. khía cạnh thứ hai - ….cách đây 25 năm tại Brazil, dân số Công giáo là 90% và hiện nay chỉ còn 25%. Tại Sài Gòn, trước 1975 dân số 4 triệu nhưng đã có 200 nhà thờ, thế hiện nay dân số tăng gấp đôi mà số nhà thờ chúng ta vẫn chỉ có 200 nhà thờ như vậy chúng ta phải xem lại cách thế chúng ta phải chăm sóc mục vụ như thế nào tại giáo xứ, tại những khu dân cư mới, hoặc cách làm mới nào cho phù hợp trong đường hướng mục vụ của chúng ta;  khía cạnh thứ ba- chúng ta những người mang danh là người công giáo, chúng ta biết và hiểu gì về đức tin của người Công giáo.? Đức Cha chia tay Đại hội trong lưu luyến qua lời cám ơn chân thành của Cha Hạt trưởng, hẹn gặp lại Đại hội trong dịp khác…
Đại hội còn hân hoan chào đón Đức Cha Tân Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn cùng đến tham dự và dâng Thánh lễ đồng tế với các Cha trong giáo hạt tham dự Đại hội. Trong Thánh lễ, vào bài giảng, bằng một lối kể chuyện dí dỏm, chất giọng đặc trưng của miền Nam, Ngài đã chia sẻ với cộng đoàn về những câu chuyện xoay quanh đức tin và truyền giáo (xin nghe audio). Ngài chia sẻ và hai lời khuyên: rao giảng đức tin với sự dịu dàng để làm chứng sự dịu dàng của Thiên Chúa; chuyển mình từ tĩnh sang thời kỳ động, thời kỳ mục vụ bảo vệ ….sang mục vụ bắt các nhịp cầu đến với mọi người…, mục vụ sai đi “ …như Cha đã sai Thầy, Thầy sẽ sai các con…”.  Ước mong chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để gặp gỡ và chia sẻ trong nhiều dịp khác.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, Đại hội chia tay trong lưu luyến với tất cả niềm vững tin vào Chúa Giêsu.  Lời nguyện cầu tha thiết của mọi người là lời tuyên xưng đức tin mãnh liệt từ trái tim với hàng ngàn cánh tay đưa lên: Vững một niềm tin. Sau phép lành của Đức cha và quý cha, bầu khí Đại hội đã vỡ oà băng reo sôi nổi của bài hát kết lễ
Đặc biệt hôm nay sau Thánh lễ, Đức Cha Tân Tổng Giám Mục Phó có cuộc gặp gỡ chung tại bữa ăn huynh đệ và chia sẻ với 11 vị chủ chăn và các vị Chủ tịch Hội Đồng mục vụ giáo xứ của Hạt Gò Vấp trong tình thân ái.