Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Nắng khuya - Chúa nhật Phục Sinh

Nắng khuya - Chúa nhật Phục Sinh

Kỷ niệm một năm ngày Tuyên Hứa
Chúa nhật Phục Sinh - Nắng chiều
Trích...... Tuyên hứa Truyền Thông Gò Vấp ngày 27/04/2011" Trong bài chia sẻ của Cha Trưởng ban Mục vụ Truyền thông về ngày Phục sinh thứ tư trong tuần, Ngài đã nhấn mạnh hai từ “Nắng khuya” mà trong một ngày đến tĩnh tâm cho các thành viên truyền thông tại xứ Vĩnh Hiệp. Trên đường đi Ngài thấy có một quán cà phê mang tên này. Ngài thắc mắc và ngay cả trong mọi người chúng ta cũng phải thắc mắc. Khuya mà làm gì có nắng? Có chăng một vài quốc gia ở phía Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm nên đôi khi chúng ta thấy có nắng, và chắc chắn rằng nắng sẽ không sáng láng và rực rỡ như ở Việt Nam. Thế thì Nắng khuya ở đây chúng ta liên tưởng với bài Phúc âm; các môn đệ đi với Chúa mà không biết là Chúa, chỉ khi trong lúc “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn"…"Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh". Lúc này đêm đen chợt bừng sáng và ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem….và “Nắng khuya” hôm nay cũng bừng lên tại Gò Vấp. Truyền thông trong Giáo hội đã được nhiều sắc lệnh của Tòa Thánh nhắc đến và Đức Hồng Y chúng ta cũng chú ý nhắc đến vì trong thời đại hiện nay với các phương tiện thông tin đại chúng bùng nổ mãnh liệt: từ nghe nhìn, dụng cụ kỹ thuật số, sách báo, internet ngay tại phòng ngủ …thì truyền thông của chúng ta phải luôn là chân lý toàn vẹn là Tin Mừng Đức Kitô được loan báo và thực thi mọi nơi mọi lúc; Văn hóa sự sống và văn minh tình thương của Tin mừng …là dòng chảy hiệp thông trong Tổng Giáo phận được khai thông. Ngài nhấn mạnh về thành viên Truyền Thông có hai dạng: một là hoạt động, hai là cầu nguyện. Ai cũng có thể là thành viên của Gia đình Truyền thông..."

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Tuần Thánh- Thứ bảy: Ngôi mộ trống

Ngôi Mộ Chúa Giêsu

Trong phúc âm Thánh Luca, việc chôn cất Chúa Giêsu chỉ ghi vắn tắc: Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (Lc 23, 53).

Tại khu vực ngôi mộ này người ta có thể nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy Sepulchre) hay tiếng kêu gọi cầu kinh xuất phát từ các ngôi tháp của đền thờ Hồi Giáo kế bên.

Mặt tiền Nhà thờ Thánh Mộ

Cổng vào nhà thờ do hai dòng tộc người đạo Hồi chịu trách nhiệm từ năm 1192 - mỗi ngày 2 lần, gia đình Joudeh đem chìa khóa đến cổng và gia đình Nusseibeh có trách nhiệm mở và đóng cửa. Nhìn kỷ sẽ thấy phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu

Phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu

Nhìn từ trên cao

Quang cảnh Lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo

Nhìn gần

Nơi đám đông là chỗ xem lễ vào buổi sáng – phía sau là nơi cử hành các nghi thức của Chính Thống Giáo

Mái vòm nhà thờ Mộ Chúa

Người hành hương đang vào kính viếng Mộ Chúa – Thời gian đợi khoảng 45 phút

Ngay trên cửa vào bên trong có gắn hình Chúa Giêsu và 12 Thánh Tông Đồ

Toàn cảnh trước Mộ Chúa

Phòng thứ nhất: Nhà nguyện Thiên Thần

một phần của tảng đá che mộ Chúa Giêsu – có thắp 2 cây nến

Phía trong là Mộ Chúa Giêsu – Bàn thờ ngay trên Mộ Chúa

Chổ đứng chỉ rộng khoảng 1m x 2m – Không thể chụp hết cảnh bên trong!

Vài hình ảnh về ĐGH Benedict XVI viếng Nhà Thờ Mộ Thánh >>>

Vài đoạn video thánh lễ có các Cha dòng Phanxicô hát lễ tiếng Latin >>>

Tuần Thánh- Thứ sáu: Đồi Golgotha

Đồi Golgotha, Núi Can-vê

Ngày xưa, trên đồi Golgotha - Mẹ đứng nhìn bên thánh giá

hay là

Xưa trên núi Can-vê, Mẹ dâng con cứu đời ....

các bài hát trong mùa Chay gợi cho người công giáo một hình ảnh đau thuơng: Đức Mẹ đứng nhìn con bị đóng đinh trên một ngọn đồi hoang vắng với hậu cảnh xám xịt như chuyển mưa...Các phim ảnh thường dựng lên 3 cây thánh giá contre soleil để lấy bóng đen ....

Thực tế, núi Cal-vê hay Núi Sọ, đồi Gol gô ta v.v... bây giờ nằm trong khu vực Nhà thờ Mộ Thánh Chúa (Holy Sepulchre) ở trong thành Jerusalem. Khu vực này là khu vực rất nhạy cảm - dễ xảy ra xích mích giữa các phe phái ... Ky tô giáo với nhau.

Đồi Cal vê, tiếng Anh gọi là Calvary, chính xác hiện tại là một cái lỗ tròn nằm dưới bàn thờ thuộc quyền cai quản của Chính Thống Giáo - là nơi cây thánh giá Chúa chịu đóng đinh đã được dựng lên cách nay hơn 2000 năm - chung quanh còn vết tích núi đá ngày xưa.


Khu vực Holy Sepulchre


Dưới bàn thờ Can vê (Calvary) - là nơi dựng cây thánh giá Chúa chịu đóng đinh




Tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở giữ bàn thờ bàn thờ Cal vê của Chính Thống Giáo Hy Lạp và Công giáo


Nhìn kỷ sẽ thấy bàn thờ Cal vê ngay chính giữa - hai bên là núi đá đồi Cal vê ngày xưa


Người hành huơng có thói quen hôn kính nơi dựng thánh giá dưới bàn thờ


Đá Cal vê, dưới chân giá đèn, trong lồng kiếng


Trên bàn thờ là hình Chúa tử nạn


Vết nứt ở núi đá Cal vê được cho là do trận động đất gây ra khi Chúa chết


Ngôi mộ Chúa Giêsu - hiện tại là bàn thờ chính trong khu vực Holy Sepulchre!


Chịu khó sắp hàng đợi khoảng 45 phút sẽ vào được bên trong ngôi mộ Chúa Giêsu

Tuần Thánh- Thứ sáu: Đàng Thánh Giá

Tiếng gà gáy ở nhà Thượng Tế Caipha

Từ vườn Gethsemani, Chúa Giêsu bị điệu tới nhà vị thượng tế Caipha cách đó 1.3 km khoảng 15 phút đi bộ.

Ngày nay - nơi đã xuất phát tiếng gà gáy canh khuya khơi dậy lòng thống hối của Thánh Phêrô là Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy (Church of St. Peter in Gallicantu). Người ta dùng từ Gallicantu tiếng Latin có nghĩa là gà gáy - để nhắc lại sự việc Thánh Phêrô ăn năn sau khi chối Chúa 3 lần (Mc 14:30)

Cổng vào nhà thờ diễn tả việc Chúa tiên đoán về Phêrô

Non novi illum: Tôi không biết ông đó! (Lc 22:57)

Các bậc thang trên đoạn đường đi qua Núi Cây Dầu - Đêm Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã hai lần đi trên đoạn đường này.

Lần thứ nhất từ Phòng Tiệc Ly đi qua Vườn Gethsemani, Núi Olive

Sau đó các kẻ bắt Chúa đem Người qua nhà vị thượng tế Caipha - ngày nay là nhà thờ Thánh Phêrô Gà Gáy

Trên nóc nhà thờ: gà trống trên thập giá

Chung quanh nhà thờ có những bức hình diễn tả lại các cảnh Chúa trải qua trong đêm bị bắt.

Bên trong nhà thờ

Domine, tu omnia nosti; tu scis quia amo te. (Jn 21, 17) "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự ; Thầy biết con yêu mến Thầy."

Non novi illum (Lc 22, 57)

Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. (Lc 22, 62)

Phòng giam Chúa Giêsu dưới nhà của Caipha

Lổ tròn dùng để di chuyển tù nhân ra vào phòng giam

"Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông : "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết." (Lc 22, 61-62)


Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu bị đem tới dinh Tổng Trấn Philatô - nơi đây Chúa bị kết án và vác thập giá qua Đường Thương Khó lên Núi Sọ chịu đóng đinh.